Nguyên nhân từ người sử dụng
Nguyên nhân từ người sử dụng khi Khách Hàng sử dụng màn hình LED không đúng cách sẽ gây ra hiện tượng chết điểm cho màn hình LED. LEDLIA sẽ lấy ra các ví dụ cụ thể để Khách Hàng sử dụng màn hình LED hiệu quả hơn:
Sử dụng quá lâu:
Trong quá trình sử dụng màn hình LED, nếu Khách Hàng sử dụng màn hình LED quá lâu (>14 tiếng / 1 ngày) liên tục có thể gây ra việc chết điểm. Màn hình LED trong nhà khi sử dụng liên tục 24/24h sẽ gây ra hiện tượng chết điểm hoặc điểm ảnh lên không đúng màu. Nhiều trường hợp Khách Hàng quên tắt thiết bị màn hình LED sẽ gây ra hiện tượng quá tải làm chết điểm hàng loạt.
Nguồn điện cấp cho màn hình LED không đúng theo tiêu chuẩn:
Việc cấp nguồn điện đúng theo tiêu chuẩn từ 210~230V sẽ làm cho màn hình LED hoạt động ổn định hơn, ít gây ra hiện tượng chết điểm hoặc nhiều điểm lên hình không đúng. Trong trường hợp dùng điện quá tải hoặc chập điện có thể gây ra chết điểm hàng loạt hoặc nặng hơn gây ra chập cháy thiết bị.
Không vệ sinh hoặc bảo quản đúng cách:
Khách Hàng nên vệ sinh thường xuyên màn hình LED theo định kỳ và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bóng LED sẽ ít chết điểm và bền màu hơn. Xem hướng dẫn cách vệ sinh màn hình LED chi tiết của LEDLIA chúng tôi.
Xem thêm: Các bước vệ sinh màn hình LED
Cách xử lý lỗi chết điểm ảnh màn hình LED
Có 3 cách chính để xử lý lỗi chết điểm:
Tự thay thế bóng LED
- Xác định bóng LED chết điểm cần thay: Khách Hàng cần xác định bóng LED đang bị chết điểm cần thay và đánh dấu bằng các cách khác nhau.
- Tắt điện tất cả các thiết bị liên quan đến màn hình LED để tránh trường hợp chập cháy hoặc hiện tượng đoản mạch, ngắn mạch làm ảnh hưởng đến toàn bộ màn hình LED và người sửa chữa.
- Dùng thiết bị chuyên dụng để làm nóng cách chân bóng và sử dụng kìm hoặc gắp để tháo các bóng LED đã được đánh dấu
- Sử dụng bóng LED mới để gắn lại vào vị trí bóng LED đã tháo ra, cần cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến bóng LED bên cạnh và bo mạch.
- Bật lại toàn bộ thiết bị màn hình LED và kiểm tra lại.
Cách xử lý thay thế module LED
Đây là cách xử lý dễ dàng nhất dành cho Khách Hàng vì không cần sử dụng đến kỹ thuật hàn vi mạch hoặc khi không có thiết bị chuyên dụng
- Xác định module LED có chứa bóng LED bị chết điểm và đánh dấu tấm module LED lại.
- Ngắt điện toàn bộ thiết bị màn hình LED làm an toàn cho người sửa chữa và cho toàn bộ thiết bị màn hình LED.
- Tháo tấm module LED đã được đánh dấu và ghi nhớ chiều module và các giắc cắm phía sau.
- Sử dụng tấm module LED dự phòng và cắm lại toàn bộ giắc cắm giống theo lúc tháo module LED sau đó lắp lại tấm module LED vào đúng vị trí nhẹ nhàng cẩn thận để tránh va đập vào module LED bên cạnh gây ra chết điểm.
- Bật lại toàn bộ thiết bị và kiểm tra.
Cách xử lý liên hệ nhà sản xuất hoặc trung tâm bảo hành
Trong trường hợp Khách Hàng không tự thay thế sửa chữa lỗi chết điểm thì có thể liên hệ đến đơn vị đã cung cấp lắp đặt màn hình LED cho bạn hoặc các đơn vị cung cấp lắp đặt màn hình LED chuyên nghiệp khác.
- Kiểm tra thời gian bảo hành: Khách Hàng nên kiểm tra thời gian bảo hành màn hình LED còn hạn hay không, có thể có phiếu bảo hành, tem nhãn hoặc kiểm tra bảo hành hệ thống.
- Cung cấp thông tin sản phẩm lỗi: Cung cấp cho đơn vị cung cấp lắp đặt về vị trí lỗi của màn hình LED, cung cấp hình ảnh, video,… Mô tả chi tiết và thời gian lỗi cho đơn vị cung cấp lắp đặt màn hình LED.
- Yêu cầu kiểm tra xử lý có phí hoặc thu phí: Trong trường hợp màn hình LED còn bảo hành và điều khoản hợp đồng thì bên cung cấp màn hình LED cho Khách Hàng cần phải bảo hành đúng theo thời hạn và điều khoản hợp đồng đã ký. Trường hợp đơn vị khác xử lý thì kiểm tra phí xử lý trước khi sửa chữa.
Có thể bạn quan tâm: Làm sao để Khách Hàng tự bảo dưỡng màn hình LED?
Kết luận
Với bài viết trên đây chúng tôi LEDLIA đã cung cấp cho Khách Hàng cách nhận biết lỗi chết điểm và cách khắc phục lỗi chết điểm màn hình LED.
Nếu Khách Hàng muốn sử dụng màn hình LED với độ bền cao, đội ngũ uy tín, khả năng bảo hành bảo trì nhanh gọn thì LEDLIA chúng tôi là đơn vị cung cấp lắp đặt màn hình LED hàng đầu trong lĩnh vực.